Chiến dịch Lam Sơn 719 thất bại và cục diện Hội nghị trở nên có lợi cho Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hội_nghị_Paris,_mặt_trận_ngoại_giao_năm_1968-1972

Liên quân Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng hòa muốn sử dụng Chiến dịch Lam Sơn 719 để đánh gục hoàn toàn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam để kết thúc tình trạng giằng co trên chiến trường cũng như để Quân đội Hoa Kỳ có thể rút khỏi miền Nam trong thế thắng. Tuy nhiên, với sự yếu kém của mình, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hoàn toàn thất bại trong chiến dịch này, đồng thời khiến cho chương trình Việt Nam hóa chiến tranh chính thức thất bại hoàn toàn.

Để phán đối Chiến dịch Lam Sơn 719, phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tẩy chay phiên họp ngày 25-03-1971 để dời sang ngày 01-04-1974 bàn tiếp. Tới đầu tháng 04-1971, Chiến dịch Lam Sơn 719 thất bại hoàn toàn khiến phái đoàn Hoa KỳViệt Nam Cộng hòa tuyên bố hoãn họp và chuyển sang ngày 08-04-1970 để bàn tiếp với hy vọng Quân lực Việt Nam Cộng hòa có thể đào ngược tình thế. Tuy nhiên, tới ngày 06-04-1971, Chiến dịch Lam Sơn 719 chính thức thất bại hoàn toàn.

Với sự thất bại của Chiến dịch Lam Sơn 719, phái đoàn Hoa Kỳ buộc phải thay đổi giọng điệu trên bàn đàm phán. Ngoại trưởng Xuân Thủy ngày 15-04-1971 đưa ra 3 điều kiện để chấm dứt chiến tranh:

  1. Hoa Kỳ phải rút hết quân trước ngày 30-06-1971 hoặc một thời điểm do Cộng hòa miền Nam Việt NamHoa Kỳ ấn định
  2. Hoa Kỳ không được xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (cả miền Bắc và miền Nam)
  3. Hoa Kỳ phải chấp nhận phương án chính phủ liên hiệp 03 lực lượng chính trị do Cộng hòa miền Nam Việt Nam đề xuất[64]

Tuy nhiên phía Hoa Kỳ tiếp tục lảnh tránh vấn đề rút quân mà hướng sự chú ý vào vấn đề tù binh.[65] Liên tục trong các phiên họp từ phiên thứ 118 đến phiên 128, phía Hoa Kỳ luôn đề nghị họp thu hẹp, không họp mở rộng nhưng phía Cộng hòa miền Nam Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòa phản đối. Hai phái đoàn này luôn giữ lập trường Hoa Kỳ phải rút quân, tổ chức tổng tuyển cử lập chính phủ liên hiệp 3 phái và thống nhất đất nước thông qua đàm phán hòa bình.[66] Tại phiên họp thứ 131, phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã lên án cuộc bầu cử Tổng thống Việt Nam Cộng hòa năm 1971, trong đó Nguyễn Cao Kỳ đã tự bỏ cuộc để dồn phiếu giúp Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống[67], là "một trò hề, hoàn toàn không phải bầu cử, không phải trưng cầu dân ý" mà là "để Hoa Kỳ tiếp tục duy trì chế độ độc tài và hiếu chiến Nguyễn Văn Thiệu"[68]

Liên quan

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019 Hội nghị Lập hiến (Hoa Kỳ) Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018 Hội Nam Hướng đạo Mỹ Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu Apple Hội nghị Thành Đô Hội Nữ Hướng đạo Mỹ Hội Người cao tuổi Việt Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội_nghị_Paris,_mặt_trận_ngoại_giao_năm_1968-1972 http://www.history.com/this-day-in-history/u-s-sou... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/nhun... http://baophapluat.vn/an-ninh-quoc-phong/su-kien-v... http://baophapluat.vn/phap-luat-4-phuong/nguyen-va... http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tha... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/14969902-.... http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/bi-mat-ve-chiec-ban...